Phong tục tập quán trong ngày tết ở Đài Loan

Đa số các tập tục trong ngày Tết ở Đài Loan là theo tập tục của người dân Chương Châu và Tuyền Châu Trung Quốc. Sau một năm làm việc vất vả cứ vào những ngày cuối năm người dân tổ chức lễ hội đưa tiễn năm cũ đón chào năm. Một số phong tục tập quán ở Đài Loan cũng gần giống với Việt Nam nên phần nào những người dân Việt Nam đang sinh sống và xkld tại Đài Loan phần nào nguôi đi nỗi nhớ quê nhà.

Tập tục đưa ông Táo về Trời.

Thông thường Tết được tính từ ngày 24 tháng Chạp cũng là ngày đưa ông Táo về Trời, từ sáng sớm người dân Đài Loan đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật như 3 món tam sinh, trái cây, kẹo đậu phọng, chè trôi nước, kẹo mạch nha, kẹo mè đen, và nhiều loại kẹo bánh khác để đưa tiễn Táo quân. Trước đây thì bàn thờ ông Táo được thiết lập ở trong bếp, thế những trong thời đại ngày nay thì rất hiếm thấy bàn thờ ông Táo ở trong bếp của người Đài Loan, thay vào đó là thờ ông Táo chung với bàn thờ thần thánh, cho nên trong ngày 24 tháng Chạp mọi lễ vật được bày lên bàn thờ trước hình vẽ của Táo quân để cúng tiễn ông.

Phong tục tập quán đài loan

Về các lễ vật đưa ông Táo, người Đài Loan xưa kia rất xem trọng các món ngọt như bánh kẹo trái cây, 3 món tam sinh chỉ là phần phụ, không có cũng không sao nhưng bánh kẹo thì không thể thiếu được, vì họ hy vọng mời Táo quân ăn kẹo bánh khi lên trời gặp Ngọc Hoàng Thượng Đế sẽ giúp họ nói đều hay điều tốt, khi cúng xong đem chè trôi nước quét lên miệng lò tượng trưng miệng ông Táo toàn là đường mật sẽ nói những lời dễ nghe, không nói xấu gia chủ trước Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón Tết.

Sau khi cúng đưa ông Táo về trời xong thì trong nhà mới bắt đầu dọn dẹp nhà cửa ( tuy nhiên nếu như trong nhà có tang thì không được dọn dẹp nhà cửa ăn Tết, hoặc như trong nhà có phụ nữ có thai cũng phải đặc biệt chú ý).

Thật ra điều quan trọng nhất trong việc dọn dẹp nhà cửa đó là lau chùi bàn thờ, vì trong ngày bình thường không được tùy tiện động chạm đến bàn thờ, sau ngày đưa ông Táo về trời cho đến trước ngày 30 Tết thì lúc nào lau dọn bàn thờ cũng được, không kiêng kị.

Theo phong tục xưa kia, trước khi lau dọn bàn thờ thông thường phải chuẩn bị trước một đĩa trái cây thắp nhang cúng thần thánh, tổ tiên mời thần thánh, tổ tiên tạm thời lánh mặt để dọn dẹp bàn thờ, đợi khi nhang tàn mới bắt tay vào lau dọn bàn thờ, trước tiên là chuẩn bị thêm hai cái bàn khác trên mặt bàn trải tấm giấy màu đỏ sau đó tạm thời thỉnh thần thánh và tổ tiên ông bà qua hai chiếc bàn này, rồi mới bắt tay vào lau dọn bàn thờ.

phong tục tập quán đài loan

Lưu ý : Lau chùi tượng thần thánh và linh vị tổ tiên phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh, lau tượng thần thánh trước mới thay nước và lau chùi linh vị. Tuyệt đối đừng bao giờ lau chùi linh vị trước rồi mới đến tượng thần thánh.

Quan trọng nhất đó là lau chùi lư hương, cách lau chùi chính xác nhất đó là dùng muỗng nhỏ múc từng muỗng tro ra bên ngoài, đừng bao giờ cầm nguyên lư hương đổ tro ra, vì như vậy người xưa cho rằng rất dễ “ hao tài”, sau khi lau chùi lư hương xong lúc này mới cầm tro đổ vào hết trong lư hương, người Đài Loan gọi là《小出大進》cũng có nghĩa chi tiền ra thì ít mà kiếm tiền vào thì nhiều, mẹo nhỏ này các bạn cũng có thể làm thử xem nha. Ngoài ra cũng phải nhớ lau chùi lư hương thần thánh trước rồi mới lau chùi lư hương của tổ tiên. Sau khi lau chùi sạch sẽ xong là xếp đặt lại tượng thần thánh, linh vị tổ tiên và lư hương về lại vị trí cũ và thắp nhang bẩm báo với thần thánh và tổ tiên ông bà.

Lưu ý : Cần để ý những sai lầm thường hay mắc phải khi dọn dẹp bàn thờ : a/ Vị trí linh vị tổ tiên vượt qua ranh giới của thần thánh, b/ Linh vị tổ tiên cao hơn tượng của thần thánh, c/ Khi lau chùi lư hương dùng phương thức xoay nghiêng ngã, d/ Nhầm lẫn lư hương của thần thánh và tổ tiên, g/ Không tắm rửa sạch sẽ trước khi lau chùi bàn thờ.

Hy vọng các bạn sẽ không mắc phải các sai lầm này, để chúng ta đón chào một năm thật may mắn và hạnh phúc.

Đón Thần.

Ngày 25 tháng Chạp cũng là ngày đón Thần, theo phong tục cổ truyền của người Đài Loan đây là ngày Ngọc Hoàng Thượng Đế dẫn các chúng thần xuống trần gian để xem xét dân tình, cho nên rất là quan trọng, thế nhưng hiện nay thì rất ít người còn giữ phong tục đón Thần trong ngày này. Thông thường người dân sẽ chuẩn bị hoa, trái cây và giấy tiền vàng bạc để cúng Ngọc Hoàng Thượng Đế, trong ngày này người xưa kiêng kị việc chưởi mắng nhau, kiêng kị tố tụng, phơi áo quần…

Ngày 30 Tết.

Ngày 30 Tết là ngày cuối cùng của 1 năm và cũng là ngày chuẩn bị đón chào một năm mới, cúng thần thánh tổ tiên trong ngày này là một tập tục quan trọng nhất của người Đài Loan. Mọi nhà đều chuẩn bị thật nhiều món ăn để đón tổ tiên ông bà về vui Tết với con cháu. Đêm trước ngày 30 mọi thứ đều phải chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ, tất cả mọi thứ từ ăn uống, áo quần nhà cửa và lịch trình đi chơi đều phải xếp đặt trình tự đàng hoàng, như vậy mới hên cho cả một năm.

Dán liễn Tết : Phong tục dán liễn Tết trước cửa cho đến ngày nay vẫn còn nhiều người Đài loan làm theo, dán liễn Tết để cầu may mắn, bình an, tuy nhiên cũng cần phải nhắc nhở các bạn một điều quan trọng đó là trước khi liễn Tết bị phai màu thì nhanh chóng gỡ xuống, tránh bị ảnh hưởng đến vận may và sức khỏe của người trong nhà.

Phong tục tập quán đài loan

Chậu hoa ngày Tết phải được lau chùi sạch sẽ và dán tấm giấy đỏ lên để đem lại may mắn.

Bàn tiệc gia đình trong ngày 30 Tết của người Đài Loan thông thường phải có các món ăn như : 1/ Cải bẹ xanh cọng to để nguyên cây nấu, tượng trưng cho sự trường thọ. 2/ Hẹ trắng để nguyên cọng nấu tượng trưng cho sự lâu dài. 3/ Cá tượng trưng cho sự dư dả trong suốt năm, không được ăn hết nguyên con. 4/ Củ cải trắng tượng trưng cho khởi đầu may mắn. 5/ Cá viên, thịt viên tượng trưng cho sự đoàn tụ. 6/ Bánh tổ tượng trưng cho sự thăng tiến. 7/ Gà nguyên con tượng trưng cho sự đoàn tụ của toàn gia đình.

Tiền lì xì trong ngày 30 Tết tượng trưng cho việc trừ tà đem lại may mắn. Đêm 30 Tết còn có tập tục thức trọn đêm để cầu chúc cha mẹ được trường thọ..

phong tục tập quán đài loan

Trong mấy ngày Tết không được quét dọn nhà cửa, tránh việc quét đi tài lộc may mắn trong năm, vả lại cũng không được đổ rác, đợi khi hết Tết mới dọn dẹp một lần, tuy nhiên lúc quét dọn phải nhớ là quét từ cửa vào trong nhà, tượng trưng cho việc đem tiền bạc quét vào trong nhà, nhớ đừng quét nhà hướng ra cửa.

Ngày nay con người thường hay đề xướng bài trừ mê tín dị đoan, thế nhưng thiết nghĩ những tập tục hay đẹp do tổ tiên để lại lưu truyền đến ngày nay thì chúng ta cũng không nên bỏ qua, trong một cuộc sống luôn bận rộn như ngày nay đôi khi thể hiện một vài phong tục trong các dịp lễ Tết sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên thú vị hơn, cũng như đón năm mới càng thêm có ý nghĩa hơn phải không các bạn ?

Nguồn: sưu tầm

DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Bình luận

Bài viết liên quan

Hỗ trợ trực tuyến Giải đáp mọi thắc mắc

HOTLINE: 0968957883

Tư vấn và xuất khẩu lao động
Tư vấn và xuất khẩu lao động
Tư vấn XKLĐ Đài Loan
Tư vấn XKLĐ Đài Loan
Ms.Thảo
Ms.Thảo
Đăng ký ứng tuyển