Nhật Bản: Một số quy định của Luật Quản lý xuất nhập cảnh liên quan đến tiếp nhận thực tập sinh

Một số quy định của Luật quản lý xuất nhập cảnh liên quan đến tiếp nhận thực tập sinh khi lưu trú và làm việc tại Nhật Bản

1. Tư cách lưu trú:

Luật Quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản quy định người nước ngòai muốn nhập cảnh vào Nhật Bản phải kê khai hồ sơ xin tư cách lưu trú. Tùy theo thân phận, địa vị và mục đích nhập cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét để cấp cho tư cách lưu trú. Sau khi có được tư cách lưu trú, người nước ngòai có nguyện vọng nhập cảnh Nhật Bản sẽ tới cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật Bản ở nước sở tại để xin visa nhập cảnh. Khi tới Nhật Bản, người nước ngoài chỉ được phép tiến hành các hoạt động theo đúng mục đích đã được quy định ở tư cách lưu trú do phía Nhật Bản cấp.

            Đối với thực tập sinh tư cách lưu trú là “Thực tập sinh kỹ năng”. Như vậy, thực tập sinh chỉ được phép tiến hành các hoạt động của một thực tập sinh kỹ năng. Trong trường hợp thực tập sinh bỏ khỏi nơi thực tập để đi làm việc ở các nhà hàng hoặc nhà máy khác… sẽ là vi phạm quy định về tư cách lưu trú và sẽ bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Tư cách lưu trú của thực tập sinh sẽ được ghi trên thị thực nhập cảnh và dán vào hộ chiếu của từng thực tập sinh.

2. Thời gian lưu trú:

          Nội dung thị thực nhập cảnh dán vào hộ chiếu của thực tập sinh sẽ thể hiện gồm:

  •  Tư cách lưu trú;
  •  Thời gian lưu trú;
  •  Ngày được phép nhập cảnh;
  •  Tên sân bay (địa phương) nơi cửa khẩu nhập cảnh;

          Thời gian lưu trú là thời gian thực tập sinh sẽ được phép ở lại Nhật Bản để tiến hành các hoạt động thực tập kỹ năng. Thông thường Bộ Tư pháp Nhật Bản mà trực tiếp là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ cấp tư cách lưu trú với thời hạn 6 tháng hoặc 1 năm cho thực tập sinh. Hết thời hạn lưu trú, cơ quan tiếp nhận phải làm thủ tục để xin gia hạn tư cách lưu trú với tổng thời gian lưu trú tối đa không quá 3 năm đối với thực tập sinh kỹ năng.

Nhật Bản: Một số quy định của Luật Quản lý xuất nhập cảnh liên quan đến tiếp nhận thực tập sinh

3. Thay đổi tư cách lưu trú:

          Theo quy định của Luật Quản lý xuất nhập cảnh, người nước ngòai có tư cách lưu trú muốn thay đổi mục đích ở lại phải làm thủ tục xin Bộ trưởng Bộ Tư pháp (đại diện là Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh điạ phương) để thay đổi tư cách lưu trú cho phù hợp với mục đích ở lại

4. Gia hạn thời gian lưu trú:

Gia hạn thời gian lưu trú là các thủ tục khi một nguwofi nước ngòai ở Nhật Bản muốn tiếp tục các hoạt động mà tư cách lưu trú hiện tại của họ cho phép nhưng thời gian lưu trú đã chuẩn bị hết hạn.

5. Nhập cảnh lại Nhật Bản trong thời gian còn tư cách lưu trú:

          Theo quy định, người nước ngòai lưu trú tại Nhật Bản được tự do rời khỏi nước Nhật bất kỳ lúc nào mà không cần qua bất cứ thủ tục đặc biệt nào. Thế nhưng, khi ra khỏi Nhật Bản, tư cách lưu trú và thời gian lưu trú tại Nhật Bản của người đó sẽ mất hiệu lực. Để quay trở lại Nhật Bản, người nước ngòai đó sẽ phải làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh  mới với nhiều thủ tục phức tạp và mất thời gian. Luật xuất nhập cảnh Nhật Bản cho phép người nước ngòai đang còn thời gian lưu trú tại Nhật Bản được làm thủ tục tái cảnh trước khi người đó xuất cảnh Nhật Bản. Những người đã hòan thành thủ tục tái nhập quốc sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh lại Nhật Bản và chỉ phải làm các thủ tục kiểm tra nhập cảnh đơn thuần.

Nguồn: Theo dolab.gov.vn

DANH SÁCH BÌNH LUẬN

Bình luận

Bài viết liên quan

Hỗ trợ trực tuyến Giải đáp mọi thắc mắc

HOTLINE: 0968957883

Tư vấn và xuất khẩu lao động
Tư vấn và xuất khẩu lao động
Tư vấn XKLĐ Đài Loan
Tư vấn XKLĐ Đài Loan
Ms.Thảo
Ms.Thảo
Đăng ký ứng tuyển