Xuất khẩu Lao động Macao (Macau) 2015: làm công việc gì? Lương, chi phí bao nhiêu?
Xuất khẩu Lao động Macao – Theo Cục Quản lý lao động, đến nay có tất cả 10 doanh nghiệp khai thác thị trường Macau, đưa đi được 1.461 lao động. Các thông tin dưới đây rất cần thiết để người lao động (NLĐ) có nhu cầu sang thị trường mới này tham khảo.
Sang Macau, làm công việc gì?
Theo Cục Lao công Macau, từ nay đến năm 2010, Macau có nhu cầu tiếp nhận 100.000 lao động nước ngoài. Hiện tại, lao động nước ngoài làm việc tại Macau tập trung chủ yếu ở một số lĩnh vực như xây dựng, dệt may, da giày, dịch vụ nhà hàng – khách sạn, quán ăn, giúp việc gia đình.
Trong đó, giúp việc gia đình là lĩnh vực có đông lao động Việt Nam làm việc nhất cùng với lao động Philippines. Dựa trên nhu cầu lao động nước ngoài của Macau, cùng với giúp việc gia đình, dự kiến thời gian tới sẽ có nhiều lao động Việt Nam sang Macau làm ở lĩnh vực xây dựng và dịch vụ.
Lương, chi phí bao nhiêu?
Chính quyền Macau không quy định tiền lương tối thiểu đối với lao động nước ngoài. Tuy nhiên, nếu chủ sử dụng không bảo đảm các điều kiện làm việc, trả lương thấp so với mức bình quân chung sẽ không cấp giấy phép tuyển dụng lao động nước ngoài.
Cụ thể, NLĐ làm 8 giờ/ngày, 6 ngày/tuần, tiền lương làm thêm được trả theo quy định của luật pháp Macau. Mức lương trung bình (chưa kể thu nhập ngoài giờ) đối với lao động phổ thông là 4.000 MOP/tháng (1 MOP = 2.000 đồng); giúp việc gia đình 2.500 MOP/tháng; các công việc trong lĩnh vực dịch vụ nhà hàng-khách sạn, quán ăn 4.500-5.000 MOP/tháng).
Qua tìm hiểu, tổng chi phí mà NLĐ nộp để sang Macau khoảng từ 1.700 – 2.000 USD, tùy hợp đồng và doanh nghiệp.
Quyền lợi liên quan
Cần lưu ý là NLĐ được chủ sử dụng lao động mua bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm rủi ro, nhưng không mua bảo hiểm y tế. Trường hợp NLĐ bị bệnh thông thường, có thể chữa bệnh tại Macau, chi phí do cơ quan bảo hiểm rủi ro chi trả. Trường hợp bệnh nặng, thời gian chữa trị lâu thì hai bên thỏa thuận và đưa NLĐ về nước chữa trị, chi phí về nước do chủ sử dụng lao động chi trả.
Một khoản khác là chi phí vé máy bay. NLĐ tự chịu chi phí lượt đi, chủ sử dụng lao động đài thọ vé máy bay lượt về khi hoàn thành hợp đồng hoặc thanh lý hợp đồng trước hạn.
Về nghĩa vụ, lao động nước ngoài phải đóng thuế thu nhập. Mức chịu thuế là 5% nếu đạt mức thu nhập từ 10.000 MOP/tháng trở lên. Tuy nhiên, phần đông lao động nước ngoài sẽ không bị đánh thuế thu nhập, do khó đạt mức thu nhập này.
Đừng nên làm việc sai địa chỉ
Luật pháp Macau quy định nghiêm việc sử dụng lao động bất hợp pháp cũng như lao động làm việc sai địa chỉ, không có thẻ lao động. Theo đó, chủ sử dụng lao động phi pháp có thể bị phạt từ 2-8 năm tù giam, đồng thời bị phạt từ 10.000-40.000 MOP. Đối với lao động nước ngoài chưa có thẻ lao động hoặc làm việc sai địa chỉ trong giấy phép thì bị phạt từ 5.000-20.000 MOP, bị cấm làm bất cứ công việc gì trong vòng 2 năm.
DANH SÁCH BÌNH LUẬN